Các câu hỏi thường gặp

Các câu hỏi chung :

1. Thời gian phục vụ của thư viện như thế nào?
Trả lời :           Thời gian phục vụ chung: Từ thứ 2 đến thứ 6:
  • Sáng :     08h00 đến 12h00; 
  • Chiều:     13h30 đến 17h00.
  • Xem thêm Giờ phục vụ để biết thêm chi tiết từng bộ phận.
2. Làm thế nào để liên hệ đến thư viện ?
 
Trả lời :Bạn có thể liên lạc theo địa chỉ:

Thư viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách khoa Hà Nội
Số 1 - Đại Cồ Việt - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3869 2243
Email : tvtqb@hust.edu.vn

Bạn đọc có thể xem thêm phần Liên hệ để biết chi tiết.

3. Những ai được sử dụng dịch vụ của thư viện Tạ Quang Bửu?
 
Trả lời :

Tất cả các cán bộ và sinh viên trong ĐHBK Hà Nội đều có quyền sử dụng các dịch vụ của Thư viện. Nếu bạn là sinh viên hoặc cán bộ ngoài Đại học cần phải đăng ký làm thẻ bạn đọc thì mới có thể sử dụng các dịch vụ của thư viện.

4. Bạn đọc có cần làm thẻ thư viện không ?
 
Trả lời :
  • Đối với sinh viên chính qui : Thẻ sinh viên được sử dụng là thẻ thư viện
  • Đối với sinh viên các hệ khác (cao đẳng, Kỹ sư 2,...) : Ngoài thẻ sinh viên cần làm thủ tục đăng ký tại phòng 102 Thư viện Tạ Quang Bửu
  • Đối với cán bộ : Sử dụng thẻ cán bộ làm thẻ thư viện.
  • Đối với học viên cao học, nghiên cứu sinh: sử dụng thẻ học viên
  • Bạn đọc ngoài trường: có thể đăng ký làm Thẻ bạn đọc để sử dụng các dịch vụ tại Thư viện (chi tiết...).

5. Khi mất Thẻ Thư viện cần phải làm gì?

Trả lời :

Bạn cần báo ngay cho Thư viện, phòng Công tác sinh viên và phòng Bảo vệ khi phát hiện mình bị mất thẻ đồng thời đăng ký làm thẻ lại theo số thẻ cũ của bạn.

Trong thời gian chờ thẻ mới, bạn có thể sử dụng giấy xác nhận sinh viên hoặc đăng ký làm Thẻ bạn đọc để sử dụng thư viện.

6. Làm thế nào để biết cách sử dụng thư viện ?
 
Trả lời :

Bạn có thể xem thông tin trên Website Thư viện, tham khảo các video hướng dẫn https://library.hust.edu.vn/node/254 hoặc hỏi trực tiếp cán bộ thư viện tại các phòng phục vụ.

7. Cần phải làm gì để photo tài liệu tại thư viện ?
 
Trả lời :

Đối với tài liệu tại các phòng đọc, bạn có thể đăng ký photo tại quầy thủ thư tại các phòng đọc. 

8. Khi thanh toán ra trường cần làm thủ tục gì ?
 
Trả lời :

Bạn cần phải trả toàn bộ số sách mà bạn đã mượn thư viện, mang thẻ và giấy thanh toán ra trường đến làm thủ tục tại Phòng mượn giáo trình (P.111) (chi tiết...).

9. Có thể đăng nhập tài khoản bạn đọc từ đâu?

Trả lời :

Bạn đọc có thể đăng nhập vào tài khoản của mình tại bất cứ máy tính nào có nối mạng Internet, tại địa chỉ: https://libopac.hust.edu.vn/

10. Tài khoản bạn đọc cho biết thông tin gì?

Trả lời :

Tài khoản bạn đọc cung cấp toàn bộ thông tin về quá trình mượn trả tài liệu của bạn đọc (thông tin chi tiết về tài liệu mượn, thời gian mượn, thời hạn phải trả, tài liệu quá hạn, v.v...)

 

Câu hỏi về mượn - trả tài liệu:
 
1. Làm thế nào để mượn tài liệu đọc tại chỗ ?
 
Trả lời :

Đối với tài liệu tại các phòng đọc tự chọn, bạn có thể lấy tài liệu từ trên giá xuống để tham khảo. Mỗi lần lấy ra bàn đọc 01 cuốn tài liệu, lấy tối đa 2 cuốn trong các trường hợp sau:

  • 01 cuốn lý thuyết + 01 cuốn bài tập.
  • 01 cuốn ngoại văn + 01 từ điển tra cứu
  • 02 cuốn bộ tập

Sau khi đọc xong, bạn đọc để tài liệu tại chỗ yêu cầu để thủ thư xếp lên giá.
Để mượn tài liệu tại kho đóng, bạn cần xuất trình thẻ hợp lệ, điền đầy đủ thông tin vào phiếu yêu cầu và mượn tại quầy thủ thư trong các phòng đọc của thư viện.

 
2. Mượn tài liệu về nhà ở đâu ?
 
Trả lời : Thư viện có 2 bộ phận cho mượn tài liệu về nhà :

- Phòng 102: Phòng mượn sách tham khảo, bao gồm sách văn học, khoa học xã hội, sách tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

- Phòng 111: Phòng mượn sách giáo trình, cho mượn các tài liệu là sách giáo trình.

3. Làm thế nào để tìm tài liệu tại thư viện ?
 
Trả lời : Bạn có thể tìm tài liệu theo hai cách :

Cách 1 : Qua các hệ thống mục lục tại một số phòng như Phòng mượn sách tham khảo 102.

Cách 2 : Tìm kiếm tài liệu qua trang tìm kiếm https://libopac.hust.edu.vn/ 

4. Có thể tìm kiếm tài liệu của thư viện mà không cần đến thư viện được không ?
 
Trả lời :

Bạn có thể tìm kiếm tài liệu với máy tính kết nối Internet bằng cách vào website thư viện Tạ Quang Bửu và vào mục Tra cứu hoặc vào trực tiếp trang tra cứu trực tuyến https://libopac.hust.edu.vn/ 

5. Trong thư viện tài liệu được sắp xếp như thế nào ?
 
Trả lời : Tùy theo từng phòng đọc mà tài liệu trong thư viện có cách sắp xếp khác nhau.
 
5.1. Các phòng đọc tự chọn theo chuyên ngành, tài liệu được xếp theo nhãn xếp giá là một tập hợp các ký tự chữ cái và chữ số gồm các tiêu chí sau:
  • Ký hiệu phân loại: Đây là tiêu chí chủ yếu để sắp xếp tài liệu, bạn đọc có thể tham khảo bảng phân loại LC để xem chi tiết cấu trúc bảng phân loại. Tài liệu sẽ được chia theo từng chuyên ngành, và sắp xếp tại 4 phòng đọc 402, 411, 509, 518 trên tầng 4 và tầng 5 tòa nhà Thư viện Tạ Quang Bửu.
  • Chỉ số Cutter: Dựa vào tiêu đề mô tả chính (thường là tên tác giả) để sắp xếp các tài liệu trong cùng một chuyên ngành.
  • Số thứ thứ tự tập
  • Năm xuất bản của tài liệu
  • Số thứ tự bản copy
Tài liệu được xếp trên giá theo quy tắc tăng dần của bảng chữ cái và chữ số, tính từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
Tham khảo video hướng dẫn quy tắc sắp xếp tài liệu tại đây: https://library.hust.edu.vn/node/254
 
5.2. Phòng đọc luận án, luận văn: tài liệu được xếp theo ký hiệu phân loại --> chỉ số Cutter, bạn đọc có thể tra cứu trong CSDL qua trang tìm kiếm https://libopac.hust.edu.vn/.
 
5.3. Phòng đọc báo - tạp chí: Báo được sắp xếp theo tên báoTạp chí chia theo chuyên ngành không phân biệt ngôn ngữ sau đó mới sắp xếp theo tên tạp chí.
 
5.4. Kho đóng: Tài liệu được sắp xếp theo số đăng ký cá biệt và theo khổ sách.
 
6. Làm thế nào để biết thư viện có những loại báo và tạp chí nào ?

Trả lời : Bạn có thể tra cứu trên mục lục trực tuyến https://libopac.hust.edu.vn/ hoặc tìm ngay tại phòng đọc báo, tạp chí của thư viện.

7. Báo - tạp chí được lưu giữ ở đâu ?

Trả lời :Báo, tạp chí cũ sẽ được xếp trong kho. Nếu muốn đọc những bài báo, tạp chí đã xuất bản trước đây bạn cần liên hệ với thủ thư để được hướng dẫn chi tiết.

8. Một số thuật ngữ thư viện trong kết quả tìm kiếm (biểu ghi, chi tiết, mã xếp giá, vị trí,...) có nghĩa là gì?
 
Trả lời:

-  Biểu ghi : cho biết thông tin chung về tài liệu như mã xếp giá (call number), tên tài liệu, tác giả, năm xuất bản, số trang,... Mỗi tên sách có một biểu ghi chung cho tất cả các copy.

- Chi tiết : ngoài một số thông tin như trong biểu ghi, tại đây có thông tin chi tiết về từng bản copy như vị trí (location), tình trạng (status), mã vạch (barcode),...

- MARC : thông tin tài liệu hiển thị theo các trường MARC, phục vụ cho cán bộ làm nghiệp vụ thư viện

- Mã xếp giá (Call number) :là một tổ hợp các ký tự cho biết vị trí của tài liệu trên giá.

Ví dụ: QA37.3 .NG527Q 2006        trong đó:

QA37.3 : Ký hiệu phân loại LC, cho biết phân loại (chuyên ngành) của cuốn sách đó

NG527Q : Chỉ số Cutter, mã hóa dựa trên tiêu đề mô tả chính của tài liệu (tên tác giả hoặc tên tài liệu)

2006 : Năm xuất bản

Tài liệu được xếp trên giá theo quy tắc tăng dần của tổ hợp chữ và số có trong Mã xếp giá.

- Vị trí (Location): cho biết vị trí chính xác của tài liệu trong Thư viện. Danh mục các phòng mượn về nhà và đọc tại chỗ trong thư viện mời xem thêm tại phần Dịch vụ.

- Trạng thái (Status): Cho biết tình trạng của tài liệu:

+ Không được phép lưu hành: tài liệu trên phòng đọc hoặc trong kho đóng, chỉ có thể đọc tại chỗ chứ không được phép mượn về nhà.

+ Sẵn có: tài liệu đang nằm tại 02 phòng mượn, có thể mượn về nhà

+ Ví dụ "Ngày hết hạn: 3-18-2009 16:00" : tài liệu đã được bạn đọc khác mượn, ngày trả là 3-18-2009 (tháng-ngày-năm)

Tiếng Việt